Nhờ xây dựng các tuyến metro (đường sắt đô thị) hiện đại, rất nhiều vùng đất trên thế giới đã “thay da đổi thịt”. Đặc biệt, giá bất động sản tại các khu vực gần kề ga metro luôn cao hơn nhiều lần so với mặt bằng chung.
Chủ đề: Bất động sản Hà Nội
TOD (Transit Oriented Development) được định nghĩa là mô hình quy hoạch phát triển đô thị gắn liền với định hướng phát triển hệ thống phương tiện vận tải hành khách công cộng. Tại thủ đô Hà Nội, đại đô thị Vinhomes Smart City – nổi bật với “điểm đến quốc tế” The Metrolines được đánh giá là TOD đầu tiên theo chuẩn thế giới.
New York (Mỹ) – Thành phố không ngủ với mạng lưới tuyến metro dày đặc
Tiên phong phát triển hệ thống đường sắt đô thị trên thế giới, tính tới thời điểm hiện tại, thành phố New York sở hữu một trong những tuyến metro dài nhất, có tổng chiều dài hoạt động lên đến hơn 1.100 km. Bên cạnh đó, 36 tuyến metro với chiều dài 471km trải ngang dọc khắp thành phố cũng góp phần đưa mạng lưới tàu điện ngầm New York trở thành hệ thống đồ sộ và quy mô hàng đầu thế giới. Hệ thống này hoạt động liên tục 24h mỗi ngày, ước tính chở gần 6 triệu lượt khách/ ngày, hơn 1,3 tỷ người/ năm.
Metro không chỉ là phương tiện giao thông công cộng phổ biến, mà còn đóng vai trò làm cầu nối luân chuyển của nền kinh tế, tạo sợi dây kết nối giữa các khu vực với nhau, đánh thức sự phát triển thịnh vượng. Tàu điện ngầm cũng là biểu tượng đầy tự hào của thành phố và người dân New York, khi nơi đây xóa nhòa khoảng cách ranh giới giàu nghèo. Chính những tuyến metro này cũng thường xuyên xuất hiện trong nhiều bộ phim kinh điển, trở thành hình ảnh đặc trưng trên màn ảnh nhỏ.
Thượng Hải – Thành phố phồn hoa nhờ tuyến metro phát triển bậc nhất
Khởi nguồn từ tuyến metro đầu tiên vào năm 1993, Shanghai Metro sau đó trở thành một trong những hệ thống phát triển nhanh và lớn nhất thế giới – sở hữu 743km tổng chiều dài hoạt động. Shanghai Metro phục vụ hơn 10 triệu lượt di chuyển mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu đi lại của khoảng 52% cư dân thành phố. Mạng lưới kết nối đồ sộ của tuyến đường sắt đô thị đóng vai trò không nhỏ trong việc đưa Thượng Hải trở thành trung tâm kinh tế – tài chính hàng đầu thế giới.
Đặc biệt, sức bật từ các tuyến metro đã giúp nhiều khu vực tại Thượng Hải thay đổi chóng mặt, điển hình là khu phố Đông. Trước khi metro xuất hiện, khu phố Đông của Thượng Hải chỉ là những bãi đất bên sông nghèo nàn, lạc hậu. Năm 1999, tuyến metro số 2 kết nối hai bờ Tây – Đông thành phố chính thức đi vào hoạt động. Phố Đông ngay lập tức trở thành trung tâm tài chính, kinh tế sầm uất bậc nhất của thành phố. Tuyến metro xuất hiện đã thay thế hoàn hảo cho những cây cầu. Với khả năng kết nối hơn 6 triệu dân tại khu vực trung tâm Thượng Hải, metro biến thành phố phồn hoa này thành nơi có kết nối hạ tầng giao thông công cộng tốt nhất thế giới.
Bangkok – Đánh thức tiềm năng du lịch nhờ mạng lưới tuyến metro hiện đại
Thái Lan là một ví dụ gần gũi hơn cả. Trước kia, nhắc tới Bangkok (Thái Lan), người ta nghĩ ngay tới một trong những thành phố có tỉ lệ ách tắc giao thông cao nhất thế giới. Khi metro chưa được xây dựng, tốc độ di chuyển tại nội đô Bangkok thường ở mức dưới 10 km/h. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của thành phố, vốn được đẩy mạnh về lĩnh vực du lịch và định hướng trở thành “thành phố không ngủ” của khu vực Đông Nam Á.
Năm 1996, dự án MRT Bangkok chính thức được xây dựng và sau đó đi vào hoạt động trong năm 1999. Metro Bangkok đánh dấu kết hợp nhuần nhuyễn giữa các tuyến tàu điện ngầm và tàu cao tốc trên không. Chỉ hơn 20 năm kể từ khi được đưa vào hoạt động, mô hình metro không chỉ giảm tải cho hệ thống giao thông nơi đây, mà còn trở thành văn hóa đại chúng trong trái tim của đất nước Thái Lan, thúc đẩy sự phát triển du lịch của “xứ sở Chùa Vàng”. Đặc biệt, các tuyến metro ở Bangkok có sự kết nối đến nhiều trung tâm mua sắm, siêu thị lớn, thậm chí cả sân bay. Cho tới nay, hệ thống này phục vụ gần 1 triệu lượt khách/ ngày, chung tay đưa Bangkok trở thành thành phố thu hút nhiều lượt khách du lịch nhất thế giới, đón tiếp hơn 22 triệu lượt khách/ năm.
The Metrolines – Thành phố quốc tế bừng sáng phía Tây Hà Nội nhờ sự xuất hiện của tuyến metro
Vì nhiều lý do đặc thù, hệ thống tuyến metro Hà Nội đi sau khá nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, xét trên phương diện chiến lược dài hạn, việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị là yếu tố then chốt – hỗ trợ giải quyết tình trạng giao thông thủ đô, đồng thời đưa Hà Nội trở thành một đô thị xứng tầm đẳng cấp quốc tế.
Hưởng lợi lớn nhất từ sự phát triển các tuyến metro tại Hà Nội phải kể đến dự án The Metrolines – Điểm đến quốc tế thời thượng nằm trong lòng đại đô thị Vinhomes Smart City. The Metrolines tọa lạc ở chính giữa 3 tuyến metro trọng yếu: tuyến metro số 5, tuyến metro số 6, tuyến metro số 7. Chính những tuyến metro này sẽ là mảnh ghép quan trọng, làm thức dậy tiềm năng của trung tâm hành chính mới phía Tây thủ đô, trong đó có The Metrolines.
Tương tự những dự án khác mang thương hiệu Vinhomes, The Metrolines bên cạnh lợi thế thừa hưởng trọn vẹn hệ sinh thái tiện ích của khu đô thị Vinhomes Smart City, còn được đánh giá cao nhờ thiết kế độc đáo, tầm nhìn kiến tạo khác biệt với các phân khu mang dáng dấp các “siêu đô thị” trên thế giới. The Miami truyền tải năng lượng và sức sống tràn trề của miền nhiệt đới, với bể bơi ngoài trời rộng lớn, phong cách resort 5 sao phóng khoáng mang âm hưởng nước Mỹ. The Sakura lại mang đậm dấu ấn văn hóa Á Đông từ xứ sở hoa anh đào, sở hữu kiến trúc công viên nội khu đề cao sự tĩnh tại trong tâm hồn. Trong khi đó, The Victoria lại tái hiện sinh động nhịp sống sầm uất, sôi động của Hồng Kông phồn hoa.
Đúng với tên gọi, The Metrolines hứa hẹn sẽ trở thành một dự án đẳng cấp quốc tế, kết nối các mạch máu kinh tế của đô thị, lan tỏa sự phồn vinh tại khu vực phía Tây Hà Nội.